Ngoài trị giá thực, một chiếc xe hơi được tiêu thụ ở Việt Nam phải chịu thêm 1 số loại thuế lên đến 200%.
Tại thị trường Việt Nam, một chiếc xe hơi có giá trị thực chưa tới 300 triệu đồng nhưng để có nó, người Việt phải bỏ thêm 600 triệu tiền thuế các loại và đẩy giá xe lên tới cả tỷ đồng.
Tôi là người đam mê xe hơi và hay tìm hiểu về xe cộ. Mỗi khi đi nước ngoài, rảnh rỗi tôi hay tới các showroom của các thương hiệu như Honda, Ford, Kia, Hyundai, Mazda... thăm thú và thấy thật lạ khi các mẫu xe được xem là “sang” tại Việt Nam chỉ là hàng bình dân ở nước bạn.
Đơn cử, tại thủ đô Manila của Philippines, Toyota Altis bản 1.6G MT có giá bán 896.000 Peso (khoảng gần 18.000 USD) trong khi tại Việt Nam, Altis có mức giá lên tới 800 triệu đồng, nghĩa là đắt gấp 3 lần so với giá trị thực tế của xe.
Hay như Mazda CX-5 đời 2017 có giá bán theo USD là 27.000 nhưng về Việt Nam lên tới cả tỷ đồng.
Ford Everest 2017 bản Titanium giá bán 1.375.000 Peso (tương đương 27.000 USD) nhưng khi về Việt Nam giá bán bị đội lên tới 1,3 tỷ đồng.
Ở Bangkok (Thái Lan), Kia Sorento giá 25.000 USD, trong khi giá ở Việt Nam là 950 triệu, Cerato Koup có giá tương đương nhưng giá bán ở Việt Nam là hơn 900 triệu đồng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao giá trị thực của xe chỉ bằng 30% nhưng khi xe đó về Việt Nam lại đội giá lên tới mức xa xỉ như vậy?
Theo chính sách thuế hiện nay, ôtô dưới 7 chỗ ngồi phải chịu 1 số loại thuế tổng cộng lên tới 200% trị giá thực của xe. Một mẫu xe ở nước bạn giá bán chỉ chưa tới 300 triệu nhưng khi lăn bánh tại Việt Nam lại lên đến cả tỷ đồng.
Theo đó, thuế nhập khẩu được tính là 70%; thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 60%; thuế giá trị gia tăng 10%; thuế thu nhập doanh nghiệp 22%; phí trước bạ lên tới 12%; phí cấp biển lên tới 20 triệu đồng và nhiều loại phí khác.
Cho nên tôi thấy, nếu mua sắm xe cá nhân, người tiêu dùng Việt Nam đang chịu thiệt thòi nhất thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét